Các loại mực máy in là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định nên chất lượng các sản phẩm in ấn. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu thành phẩm mà người dùng có thể cân nhắc và lựa chọn loại mực in phù hợp. Thông qua bài viết này, GFC Tech sẽ tổng hợp thông tin về các loại mực máy in phổ biến nhất hiện nay để người dùng có thể tham khảo và có cái nhìn tổng quan hơn về vật liệu này nhé!
1. Mực in là gì?
Mực in là loại vật liệu được dùng trong các máy in để tạo ra văn bản hoặc hình ảnh trên giấy hoặc nhiều bề mặt khác. Thành phần của mực in gồm 3 thành chính với các vai trò khác nhau bao gồm:
- Chất phụ gia: Tỷ lệ chất phụ gia hỗn hợp có trong mực in sẽ được thay đổi tùy vào vật liệu và quy trình in để phù giúp mực in có thêm những đặc tính theo nhu cầu của người dùng.
- Chất tạo màu: Là một hóa chất mịn có dạng rắn, chỉ hòa tan nhẹ trong dung môi nhưng không hòa tan trong nước.
- Dung môi: Là dạng chất lỏng chiết xuất từ thực vật như dầu gỗ, dầu lanh hoặc nhựa thông. Bên cạnh đó, dung môi bazơ làm từ dầu hỏa dễ bay hơi và làm khô nhanh. Dung môi đóng vai trò chuyển chất tạo màu từ ống mực, thẩm thấu và oxy hóa lên giấy để hiện chữ in.
Mực in là vật liệu tạo nên hình ảnh hoặc văn bản trên bản in
2. Một số dòng mực máy in phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
2.1 Dòng mực in Ribbon (Ruy băng)
Mực in Ribbon là loại mực dạng dải ruy băng (ribbon) làm từ vải hoặc vật liệu nhựa và được phủ một lớp mực đặc biệt ở một mặt. Mực in Ribbon thường được dùng cho các loại máy in kim hoặc máy in nhiệt, chủ yếu để in mã vạch. Một số dòng mực in Ribbon có thể kể đến như:
- Mực in Ribbon Resin: Loại mực in này thường được sử dụng để in các chứng từ quan trọng như in hóa đơn, in chứng từ ngân hàng hay mã vạch trong bệnh viện vì mang lại hiệu quả in ấn tốt, khó phai và đòi hỏi nhiệt lượng đầu in cao.
- Mực in Ribbon Wax: Đây là dòng mực giá thành rẻ, nhiệt độ nóng chảy không quá cao nên phù hợp để in các loại decal giấy hoặc tem nhãn decal PVC.
- Mực in Ribbon Wax/Resin: Dòng mực này mang lại hiệu quả in ấn khá tốt nhờ khả năng chống mài mòn và hạn chế trầy xước.
Mực in Ribbon có hình dạng dải ruy băng
2.2 Dòng mực in dạng bột (Toner)
Mực in dạng bột (hay toner) là loại mực chuyên sử dụng cho các máy in laser hoặc máy photocopy, mang lại hiệu quả in ấn tốt, với nhiều ứng dụng và độ bền cao. Không giống với các loại mực in dạng lỏng, mực in toner có kết cấu là những hạt mịn siêu nhỏ, khô và thường được nạp vào trong các hộp mực (cartridge) để thực hiện quá trình in. Nhờ kết cấu này mà mực in dạng bột có thời gian lưu trên giấy lâu và hạn chế bong tróc.
2.3 Dòng mực in dạng lỏng (Liquid Ink)
Mực in dạng lỏng là dòng mực được ứng dụng nhiều trong các loại máy in phun hay nhiều công nghệ in ấn khác. Để tạo ra ra hình ảnh hoặc văn bản, mực in dạng lỏng sẽ được bơm vào máy in thông qua các vòi nhỏ và được phun ra từ đầu phun mực.
Mực in dạng lỏng có dạng dung dịch nên rất dễ phai khi dùng trong thời gian dài hoặc dễ bị lem. Do đó, để đảm bảo hiệu quả in ấn, bạn nên bảo quản tài liệu nơi thoáng mát và sử dụng các loại giấy in chất lượng cao khi dùng mực in dạng lỏng.
2.4 Dòng mực in dạng đặc (Solid Ink)
Không giống với mực in dạng bột hay dạng lỏng, mực in dạng đặc có kết cấu là một thanh rắn (solid sticks), được làm nóng chảy, phun lên ống lăn có tra dầu và in lên giấy. Với chất lượng in tốt và chi phí không quá cao nên mực in dạng đặc thường được sử dụng cho các tác vụ văn phòng và hoặc những sản phẩm in ấn đồ họa đòi hỏi độ phân giải tốt.
2.5 Dòng mực nhuộm Dye
Mực nhuộm (Dye-based Ink) là dòng mực in tạo màu bằng cách hòa tan thuốc nhuộm trong dung môi. Loại mực này thường được sử dụng nhiều cho dòng máy in phun và một số ứng dụng in chuyên biệt khác. Bên cạnh đó, khi sử dụng mực nhuộm Dye cùng các loại giấy in chuyên dụng sẽ giúp mang lại hiệu quả in tốt nhất.
Mực in nhuộm UV(Dye-based Ink)
2.6 Dòng mực Pigment (Mực dầu)
Dòng mực in Pigment hay còn gọi mực dầu, là loại mực sử dụng những hạt màu rắn pigment được treo lửng lơ trong dung môi thay vì hòa tan như mực nhuộm. Mặc dù mực dầu không cho mang lại chất lượng in màu rực rỡ, bắt mắt nhưng sản phẩm in thường khó phai màu, độ bền cao và phù hợp với những bản in cần lưu trữ trong thời gian dài.
2.7 Dòng mực in offset chuyên dụng
Mực in offset chuyên dụng là dòng mực hiện đại được thiết kế những đặc tính riêng biệt chuyên dụng cho kỹ thuật in offset, một trong những công nghệ in hiện đại nhất nền công nghiệp in ấn. Tùy vào từng loại chất liệu in hay máy in mà mực in offset sẽ có sự khác nhau về độ sáng, độ trong suốt hay khả năng chịu nhiệt. Do đó, mực in offset có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp theo chất liệu sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính kinh tế trong công nghiệp in ấn.
Mực in offset được thiết kế riêng dành cho công nghệ in offset
2.8 Dòng thay thế – Giấy in nhiệt thay mực in
Bên cạnh các loại mực in thì giấy in nhiệt cũng là một hình thức in ấn được sử dụng phổ biến hiện nay. Không giống các loại mực máy in thông thường, giấy in nhiệt (thermal paper) là một loại giấy chuyên dụng được phủ lớp hóa chất đặc biệt có tính nhạy nhiệt. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, giấy in nhiệt sẽ bị thay đổi màu, tạo ra chữ viết và hình ảnh mà không cần dùng đến mực in.
Ưu điểm nổi bật nhất của giấy in nhiệt chính là sự tiện lợi với tốc độ in nhanh chóng. Bên cạnh đó thì giấy in nhiệt lại có giá thành khá cao, hạn chế về màu sắc vì chỉ in được một màu duy nhất và tiếp xúc nhiệt độ môi trường cao thì giấy sẽ bị giảm chất lượng. Nhưng vì tính tiện lợi nên giấy in nhiệt được sử dụng nhiều cho những tác vụ như in hóa đơn, in các loại vé, in nhãn mã vạch…
Một số loại giấy in nhiệt phổ biến có thể kể đến như:
- Giấy in nhiệt Jetpro: Là loại giấy in nhiệt chuyên dụng, được thiết kế để chuyển hình ảnh từ giấy lên bề mặt chất liệu khác (vải là phổ biến nhất). Do đó, loại giấy này thường được dùng để in hình lên vải canvas, túi xách, áo thun, đặc biệt có thể in trên áo màu tối, cho ra sản phẩm in chất lượng, không bị bay màu hay bong tróc.
- Giấy in chuyển nhiệt thường: Loại giấy này thường được ứng dụng cho các sản phẩm có bề mặt chất liệu cứng như pha lê, gạch men hay sứ…
- Giấy in nhiệt đậm: Là loại giấy in nhiệt chuyên sử dụng cho các sản phẩm in với chất liệu vải tối màu, màu đậm như đỏ đậm, đen, xanh đậm…
- Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: Là loại giấy in chuyên sử dụng trong quá trình thăng hoa nhiệt để chuyển hình ảnh từ giấy sang các sản phẩm có chất liệu như vải, gốm, nhựa, kim loại, thủy tinh… Giấy in nhiệt Sublimation mang lại chất lượng in ấn tốt, màu sắc nét và thường được ứng dụng phổ biến để in ảnh lên áo thun cotton.
Hy vọng với những thông tin trên về các loại mực máy in mà GFC Tech đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các dòng mực in và thông qua đó có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn thay mực máy in tại nhà chỉ với 8 bước đơn giản
Drum máy in là gì? Những điều cần biết khi sử dụng drum máy in
Tốc độ in của máy in là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của máy in
Bộ phận ADF trong máy in là gì? Cách sử dụng máy in có ADF
Dòng máy in laser nào tốt nhất hiện nay trên thị trường?
Máy in HP nào tốt? Top 6 dòng máy in HP đáng mua nhất hiện nay