Để đánh giá chất lượng mực, độ nhớt của mực in chính là yếu tố rất quan trọng cần xem xét. Vậy, làm thế nào để xác định và điều chỉnh độ nhớt của mực in phù hợp? Hãy cùng GFC Tech tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến độ nhớt của mực và cách đo độ nhớt chuẩn để mang hiệu quả in ấn tốt nhất nhé!
1. Vì sao phải kiểm soát độ nhớt của mực in?
Để cho ra một sản phẩm in ấn chất lượng, quá trình in sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: chất lượng giấy in, dòng máy in, công nghệ in, độ phủ mực… và đặc biệt là độ nhớt của mực in. Vậy độ nhớt của mực in là gì?
Độ nhớt của mực in là thang đo đánh giá độ đặc hay lỏng của mực, có thể xác định thông qua tốc độ chảy nhanh hay chậm của mực khi có áp lực tác động vào. Dễ hiểu hơn, độ nhớt của mực in cho biết mực có dễ lan hoặc chảy trên bề mặt in hay không. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hoạt động của máy in và chất lượng bản in. Mực có độ nhớt cao thường sẽ đặc và cần nhiều thời gian chảy, ảnh hưởng đến độ tăng chấm, độ bền của màu in hay độ bám mực.
Nếu độ nhớt của mực quá cao sẽ khiến hình ảnh hoặc chữ in ra bị nhòe, độ che phủ kém do mực quá đặc và không thể chảy qua các đầu phun trên đầu máy in ổn định. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện bên trong máy in. Do đó, người dùng kiểm soát độ nhớt của mực trước khi sử dụng và dựa vào yếu tố này để cài đặt các thông số in, đảm bảo hiệu suất in tốt nhất.
Độ nhớt của mực in có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy in và chất lượng bản in
2. Một số cách đo độ nhớt của mực in
Hiện nay có 2 cách đo độ nhớt của mực in thông dụng như sau:
2.1 Xác định độ nhớt của mực in bằng cốc đo độ nhớt
Cốc đo độ nhớt là thiết bị dùng để xác định độ nhớt của mực in và một số loại chất lỏng khác như dung môi, nhựa, chất kết dính hay dầu… Thiết bị này hoạt động theo cơ chế động học để cho ra kết quả độ nhớt của dung dịch theo tiêu chuẩn ASTM D.445.
Trong ngành in, người ta thường sử dụng các loại cốc đo độ nhớt sau:
- Ford Cup
- Iwata Cup
- Din Cup
- Zahn Cup
Cách đo độ nhớt mực in bằng cốc đo:
Trước khi thực hiện đo độ nhớt bằng cốc, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: tấm kính và que gạt, đồng hồ bấm giờ và chắc chắn không thể thiếu, cốc đo độ nhớt. Đo độ nhớt bằng cốc sẽ được thực theo theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cốc đo trên mặt phẳng. Để đảm bảo giữ thăng bằng trên mặt phẳng, bạn nên sử dụng giá đỡ dành riêng cho cốc đo độ nhớt.
- Bước 2: Thêm mẫu mực vào cốc đo. Để tránh tạo bọt khí, bạn hãy dùng tay bịt mọi lỗ trên cốc đo, rót mẫu mực vào cốc từ từ và để chảy tràn 1 chút qua mép cốc.
- Bước 3: Cân bằng mẫu trong cốc. Để đảm bảo lượng mực in trong cốc cao bằng đỉnh của mép cốc đo, bạn cần dùng một tấm kính hoặc đũa để gạt qua mép cốc.
- Bước 4: Tiến hành đo thời gian chảy. Bạn cần chuẩn bị thêm 1 chiếc cốc chứa có thể tích tầm 100ml phía dưới cốc đo và từ từ thả ngón tay đang bịt lỗ trên cốc. Cùng lúc này, bạn hãy bấm đồng hồ tính thời gian chảy của mực. Khi dòng mực chảy cuối cùng đứt đoạn thì dừng đồng hồ. Thời gian ghi lại chính là kết quả độ nhớt của mực in
- Bước 5: Vệ sinh cốc đo sau khi sử dụng. Nên dùng khăn mềm và các loại dung môi có nồng độ cao để vệ sinh cốc đo độ nhớt của mực in sau khi dùng. Cần lưu ý, không nên sử dụng các dụng cụ lau bằng kim loại để vệ sinh cốc.
Một số lưu ý khi sử dụng cốc đo độ nhớt:
- Các vật liệu thử nghiệm luôn có hệ số nhiệt thay đổi nên không được dùng một hệ số chung cho độ nhớt ở các nhiệt độ môi trường khác nhau.
- Không nên thực hiện quá trình đo độ nhớt bằng cốc trong môi trường có máy lạnh (điều hòa) hoặc nơi có nhiệt độ vượt quá 0,5 độ C so với nhiệt độ quy định. Nhiệt độ chuẩn để tiến hành đo độ nhớt dung dịch là 25 độ C.
- Để thuận tiện hơn cho việc thử nghiệm vì nhiệt độ của môi trường cao hơn, nhiệt độ để đo dung dịch có thể là 30 độ C và cần phải thể hiện rõ trong văn bản thử nghiệm đo.
Cốc đo độ nhớt của mực in
2.2 Xác định độ nhớt của mực in bằng máy đo độ nhớt
Máy đo độ nhớt của mực là dụng cụ hoạt động theo phương pháp động lực để kiểm tra độ nhớt của dung dịch một cách chính xác, tiện lợi và nhanh chóng. Thiết bị này được sử dụng chủ yếu trong phòng thí nghiệm vì có độ chính xác cao.
Hiện nay, có một số nhóm máy đo độ nhớt phổ biến được sử dụng:
- Máy đo độ nhớt bằng cảm biến
- Máy đo độ nhớt bằng điện tử
- Máy đo độ nhớt cầm tay
- Máy đo độ nhớt tự động
- Máy đo độ nhớt bằng vật liệu
Cách đo độ nhớt mực in bằng máy đo độ nhớt:
- Bước 1: Khởi động máy đo độ nhớt.
- Bước 2: Lựa chọn đơn vị đo thích hợp. Tùy vào mục đích đo và chất lỏng cần đo mà bạn cần điều chỉnh thông số đo phù hợp. Bạn hãy nhấn và giữ phím Auto Range đồng thời mở nguồn lại để thay đổi hệ đơn vị hệ SI (mPas) hay CGS (Cp).
- Bước 3: Gắn kim đo phù hợp với mẫu. Tùy theo mẫu cần đo mà bạn có thể chọn kim (spindle) tương ứng.
- Bước 4: Thực hiện đo mẫu độ nhớt. Để đảm bảo dung dịch cần đo nằm trong vạch giới hạn trên kim đo, bạn cần điều chỉnh giá đỡ và khóa cố định giữa thân máy sao cho kim đo phải ngập trong dung dịch. Tiếp đến, hãy chuyển phím Motor sang vị trí on và cài đặt thông số.
- Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn và kết thúc quá trình đo. Hãy chỉnh khóa cố định nằm giữa thân máy và giá đỡ cho chạy lên. Một tay xoay lấy kim đo, đồng thời tay còn lại giữ cố định đầu gắn kim.
- Bước 6: Vệ sinh và bảo quản kim đo. Vệ sinh sạch kim đo bằng nước và lau khô kim đo trước khi cho vào hộp chuyên dụng để bảo quản.
Máy đo độ nhớt của mực in
Thông qua bài viết trên, GFC Tech đã chia sẻ đến bạn thông tin hữu ích về độ nhớt của mực in, cũng như cách đo độ nhớt của mực chính xác. Hy vọng điều này có thể hỗ trợ người dùng hiểu hơn về ảnh hưởng của độ nhớt đối với quá trình in ấn, để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn thay mực máy in tại nhà chỉ với 8 bước đơn giản
Drum máy in là gì? Những điều cần biết khi sử dụng drum máy in
Tốc độ in của máy in là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của máy in
Bộ phận ADF trong máy in là gì? Cách sử dụng máy in có ADF
Dòng máy in laser nào tốt nhất hiện nay trên thị trường?
Máy in HP nào tốt? Top 6 dòng máy in HP đáng mua nhất hiện nay